Quang đông xuyên thể mi điều trị Glaucoma phức tạp

Quang đông xuyên thể mi điều trị Glaucoma phức tạp

19/06/2024 - 16:21      33 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

Quang đông xuyên thể mi là biện pháp phá huỷ một phần thể mi bằng năng lượng laser.

1. Cơ chế

Khi chiếu laser có bước sóng hồng ngoại vào vùng thể mi, các tế bào biểu mô sắc tố thể mi hấp thu năng lượng của chùm tia chuyển thành nhiệt năng gây bỏng làm đông vón protein của tế bào. Nhiệt năng được truyền ra xung quanh gây tổn thương cho cả lớp tế bào biểu mô không sắc tố. Kết quả là cả hai lớp tế bào biểu mô thể mi đều bị phá huỷ, tác dụng làm giảm tiết thuỷ dịch.

2. Chỉ định

Quang đông được chỉ định cho mọi hình thái glôcôm đã phẫu thuật bằng các phương pháp khác nhau nhưng thất bại hoặc glôcôm chưa phẫu thuật nhưng mắt không còn chức năng. 
Kỹ thuật tiến hành

Có nhiều cách sử dụng laser khác nhau để quang đông thể mi.

  • Quang đông thể mi xuyên củng mạc (Transcleral cyclophotocoagulation: TSCP): Tiêm tê cạnh nhãn cầu bằng lidocaine 2%. Dùng laser diode 810 nm, chùm ánh sáng laser được dẫn qua 1 sợi cáp quang thạch anh đường kính 600 mm đến đầu tiếp xúc G-probe. Áp đầu G-probe vào vị trí cách rìa 0,5 - 1 mm hướng về phía thể mi bắn 24 nốt laser trên 270o thể mi, 8 nốt cho mỗi góc phần tư, trừ vị trí 3h và 9h nơi có động mạch mi dài đi qua. Mức năng lượng của mỗi nốt là 1500 mW,  thời gian 2000 ms (72J cho 1 đợt).
  • Quang đông thể mi bằng laser nội nhãn (Endoscopic cyclophotocoagulation: ECP): Đầu laser được đưa vào nội nhãn qua pars plana hoặc qua vùng rìa. Quan sát các tua mi dưới sự trợ giúp của một camera nội nhãn, tiến hành đốt toàn bộ các tua thể mi ở hai góc phần tư đối diện với vị trí của vết mổ đi vào nội nhãn. Thường đốt hết các tua mi ở một nửa phía dưới. Mức năng lượng được cài đặt là 300 mm, 200 mW, 0.2 giây và có thể  điều chỉnh tuỳ theo đáp ứng của từng bệnh nhân. 

3. Các biến chứng của quang đông thể mi

Laser thể mi có thể có những biến chứng sau:

  • Viêm màng bồ đào: Quang đông bằng laser diode có thể dẫn đến viêm màng bồ đào trước mức độ nhẹ, đáp ứng tốt với điều trị nội khoa.
  • Xuất huyết tiền phòng: hay gặp trên mắt glôcôm tân mạch. Biến chứng này không nguy hiểm và có thể giải quyết được với điều trị nội khoa.
  • Giảm thị lực: Sau quang đông thể mi đôi khi có thể có giao động thị lực, điều này được giải thích do sự thay đổi của nhán áp làm mắt chưa kịp thích nghi.
  • Nhãn áp thấp và teo nhãn cầu: tỷ lệ  nhãn áp thấp sau quang đông thể mi  là 1,4 - 3% và tỷ lệ teo nhãn cầu là 0,5%.

Bảng các thông số laser


 

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin đăng ký để được tư vấn tốt nhất
19/06/2024 53
Femto Cataract được coi là một bước đột phá mới trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, giúp các bác sĩ thuận tiện hơn trong quá trình mổ và khả năng phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh cũng nhanh chóng hơn.
Xem chi tiết
19/06/2024 34
Hiện nay, phẫu thuật Phaco được coi là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả và thường được các bác sĩ chỉ định đối với các bệnh nhân mắc đục thủy tinh thể. Kết quả sau ca mổ, tầm nhìn của người bệnh được cải thiện một cách rõ rệt.
Xem chi tiết
19/06/2024 33
Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Xem chi tiết
19/06/2024 62
Thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng để thay thế thủy tinh thể tự nhiên trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể nhằm cải thiện thị lực cho người bệnh. Do đó, loại nhân thủy tinh thể nhân tạo phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng thị giác của bệnh nhân sau mổ.
Xem chi tiết
19/06/2024 32
Bệnh Glaucoma (cườm nước) hay chứng tăng nhãn áp là tình trạng thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm. Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người già, thường là độ tuổi 70 và 80.
Xem chi tiết
Hà Nội
Hải Phòng
TP.Hồ Chí Minh
Hạ Long

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần Sáng: Từ 7h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h30 đến 18h 
Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật 7h00 đến 17h30

Copyright © 2017 Bệnh viện Mắt Việt Nga. Thiết kế website và SEO Google bởi Tất Thành