Phẫu thuật cườm nước Glaucoma

Phẫu thuật cườm nước Glaucoma

19/06/2024 - 15:51      33 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

Bệnh Glaucoma (cườm nước) hay chứng tăng nhãn áp là tình trạng thần kinh thị giác kết nối mắt với não bị tổn thương. Bệnh có thể dẫn đến mất thị lực nếu không phát hiện và điều trị sớm. Chứng tăng nhãn áp có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng phổ biến nhất ở người già, thường là độ tuổi 70 và 80.

1. Glaucoma là gì?

Glaucoma là một nhóm các bệnh gây tổn thương không hồi phục thần kinh thị giác và có thể dẫn đến mất thị lực và mù lòa. Các dây thần kinh thị giác là một bó với hơn 1 triệu sợi thần kinh có nhiệm vụ kết nối võng mạc vào não.

Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh, bệnh nhân có thể tránh khỏi tình trạng mất thị lực và thị trường nghiêm trọng.

2. Nguyên nhân gây Glaucoma

Bệnh Glaucoma không có nguyên nhân rõ ràng nhưng có thể do một số lý do sau: 

  • Liên quan đến tăng áp lực trong mắt hoặc giảm lưu lượng máu nuôi dưỡng dây thần kinh thị giác.
  • Do bẩm sinh hoặc do tổn thương bên trong mắt.
  • Tăng áp suất thủy dịch.
  • Một số nguyên nhân khác bao gồm: Tuổi tác (khoảng 10 người trên 75 tuổi có 1 người bị mắc bệnh Glaucoma); chủng tộc (người có nguồn gốc châu Phi hoặc châu Á có nguy cơ cao bị bệnh Glaucoma hơn những người ở nơi khác)...

3. Phân loại bệnh Glaucoma

3.1. Glaucoma góc mở

Đây là hình thức phổ biến nhất của bệnh Glaucoma. Người bị bệnh Glaucoma góc mở bị tắc nghẽn không hoàn toàn ở góc thoát thuỷ dịch của mắt khiến tăng áp suất mắt. Điều này lâu ngày sẽ khiến các dây thần kinh thị giác bị tổn thương. Quá trình này diễn ra từ từ và không gây đau đớn. Điều này khiến bệnh nhân khó nhận biết được triệu chứng bệnh.

3.2. Glaucoma góc đóng

Glaucoma góc đóng hay tăng nhãn áp góc đóng, dân gian gọi là thiên đầu thống. Bệnh xảy ra khi góc thoát thuỷ dịch của mắt bị đóng hoàn toàn. Điều này khiến cho mắt bị gia tăng áp suất đột ngột, rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Người bị Glaucoma góc đóng thường đau mắt, đau đầu, xuất hiện quầng sáng xung quanh khi nhìn vào bóng đèn, buồn nôn… Khi gặp phải các triệu chứng này, cần đưa người bệnh đi đến bệnh viện ngay.

4. Chẩn đoán bệnh Glaucoma

Trong giai đoạn đầu, bệnh tăng nhãn áp không có triệu chứng, không gây đau, tầm nhìn vẫn bình thường. Chứng tăng nhãn áp có thể phát triển ở một hoặc cả hai mắt. Nếu không điều trị, người bị tăng nhãn áp sẽ dần dần mất đi tầm nhìn ngoại vi, giống như đang nhìn qua một đường hầm. Theo thời gian, tầm nhìn thẳng về phía trước có thể giảm xuống cho đến khi không còn tầm nhìn. Chứng tăng nhãn áp có thể được phát hiện khi:

  • Kiểm tra thị lực: Thử nghiệm biểu đồ mắt giúp đo lường mức độ bạn nhìn thấy ở những khoảng cách khác nhau.
  • Kiểm tra khả năng nhìn ngoại vi: Kiểm tra tầm nhìn ngoại vi giúp bác sĩ xác nhận triệu chứng mất tầm nhìn ngoại vi một dấu hiệu của bệnh tăng nhãn áp.
  • Soi cấu trúc trong mắt: Bác sĩ sử dụng một ống kính lúp đặc biệt để kiểm tra võng mạc và thần kinh thị giác để phát hiện các vấn đề về mắt.
  • Đo nhãn áp: Là phép đo áp suất bên trong mắt bằng cách sử dụng một dụng cụ đặc biệt giúp phát hiện bệnh tăng nhãn áp.
  • Kiểm tra giác mạc: Đây là phương pháp đo độ dày của giác mạc.

Từ những yếu tố trên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán đối với bệnh Glaucoma cho bệnh nhân.

5. Điều trị Glaucoma tại Mắt Việt - Nga

Hiện nay, Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga là cơ sở y tế Nhãn khoa top đầu cả nước trong điều trị Glaucoma và các bệnh lý khác về mắt. Tại đây có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị tiên tiến giúp thăm khám, chẩn đoán bệnh nhanh chóng, chính xác. Bên cạnh đó, đội ngũ Tiến sĩ - Bác sĩ chuyên gia Liên Bang Nga giàu kinh nghiệm sẽ phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh lý này.

Mục đích điều trị bệnh Glaucoma là làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng nhìn, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân Glaucoma có thể được chỉ định điều trị bằng nhiều giải pháp khác nhau như:

  • Điều trị bằng thuốc tra mắt, thuốc uống, truyền dịch để làm hạ nhãn áp.
  • Điều trị laser: Laser mống mắt chu biên, cắt mống mắt chu biên, tạo hình mống mắt bằng laser, đốt laser vùng bè, đốt laser vùng bè chọn lọc, laser quang đông thể mi.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bè, phẫu thuật lỗ rò, phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng, phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng.

Trên đây là những thông tin về phẫu thuật cườm nước Glaucoma đang được áp dụng tại Hệ thống Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga. Khi có bệnh lý nhãn khoa, muốn đặt lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng, bệnh nhân liên hệ theo hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn.

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin đăng ký để được tư vấn tốt nhất
19/06/2024 53
Femto Cataract được coi là một bước đột phá mới trong phẫu thuật đục thủy tinh thể, giúp các bác sĩ thuận tiện hơn trong quá trình mổ và khả năng phục hồi sau phẫu thuật của người bệnh cũng nhanh chóng hơn.
Xem chi tiết
19/06/2024 36
Hiện nay, phẫu thuật Phaco được coi là phương pháp phẫu thuật an toàn, hiệu quả và thường được các bác sĩ chỉ định đối với các bệnh nhân mắc đục thủy tinh thể. Kết quả sau ca mổ, tầm nhìn của người bệnh được cải thiện một cách rõ rệt.
Xem chi tiết
19/06/2024 33
Quang đông xuyên thể mi là biện pháp phá huỷ một phần thể mi bằng năng lượng laser.
Xem chi tiết
19/06/2024 34
Đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá: là mờ đục thủy tinh thể trong mắt, gây ra những rối loạn thị giác. Nguyên nhân thường gặp nhất là do lão hóa. Trong giai đoạn đầu, người bệnh có thể đeo kính hỗ trợ, với nguồn chiếu sáng tốt để làm giảm những rối loạn thị giác do đục thủy tinh thể. Nhưng nếu đục thủy tinh thể nhiều, các biện pháp trên không còn tác dụng, bệnh nhân cần được phẫu thuật để cải thiện thị lực.
Xem chi tiết
19/06/2024 63
Thủy tinh thể nhân tạo được sử dụng để thay thế thủy tinh thể tự nhiên trong quá trình phẫu thuật đục thủy tinh thể nhằm cải thiện thị lực cho người bệnh. Do đó, loại nhân thủy tinh thể nhân tạo phù hợp là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định tới chất lượng thị giác của bệnh nhân sau mổ.
Xem chi tiết
Hà Nội
Hải Phòng
TP.Hồ Chí Minh
Hạ Long

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần Sáng: Từ 7h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h30 đến 18h 
Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật 7h00 đến 17h30

Copyright © 2017 Bệnh viện Mắt Việt Nga. Thiết kế website và SEO Google bởi Tất Thành