Tổng quan về bệnh Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

Tổng quan về bệnh Viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

18/06/2024 - 15:31      74 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

Bệnh viêm kết mạc rất dễ lây lan và bùng phát thành dịch nếu như mỗi người không có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Bệnh thường xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Do đó, dân gian thường gọi bệnh lý này với tên đau mắt đỏ.

Vậy viêm kết mạc là gì? Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là gì? Làm sao để điều trị và phòng bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

1. Bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là gì?

Viêm kết mạc (hay đau mắt đỏ) là tình trạng kết mạc – một lớp màng trong suốt đi dọc theo mí mắt và bao phủ lên tròng trắng của mắt – bị sưng lên do viêm, gây đỏ và đau nhức. Bạn có thể bị đau mắt đỏ ở một hoặc cả hai mắt.

Mặc dù tình trạng này khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và nhìn mất thẩm mỹ nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Bệnh thường xảy ra do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus nên có khả năng lây truyền khá cao. Do đó, khi phát hiện bản thân bị đau mắt đỏ, hãy chủ động tránh tiếp xúc với mọi người xung quanh. Ngược lại, nếu có người thân, bạn bè gặp tình trạng này, bạn nên hạn chế tiếp xúc gần với họ.

2. Triệu chứng

Khi kết mạc bị viêm, các mạch máu bên trong sưng và giãn rộng khiến cho phần tròng trắng của mắt có những đường màu đỏ. Trong trường hợp bị viêm kết mạc dị ứng, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở mắt. Các chất gây dị ứng bao gồm: phấn hoa, lông vật nuôi và bụi trong nhà.

Trong trường hợp viêm kết mạc do nhiễm virus, mắt sưng lên và khô nên bạn sẽ chảy nhiều nước mắt. Còn với trường hợp nhiễm vi khuẩn, bạn sẽ thấy nhức và tấy, đau âm ỉ bên mắt bị đỏ. Những triệu chứng thường thấy khác gồm:

  • Ngứa ở một hoặc cả hai mắt.
  • Cảm thấy khó chịu ở mắt.
  • Tiết nhiều dịch ở mắt và có thể đóng thành màng/ ghèn trong lúc ngủ khiến bạn khó mở mắt ra vào buổi sáng.
  • Chảy nước mắt nhiều.

Bạn cần đi khám nếu thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào mà cho là do đau mắt đỏ gây ra. Căn bệnh này rất dễ lây trong vòng hai tuần sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Do đó, chữa trị sớm không chỉ giúp bạn mau khỏi bệnh mà còn bảo vệ những người xung quanh. Ngoài ra, bạn không nên tự ý chữa trị ở nhà có khả năng sẽ mắc các bệnh về mắt khác có cùng triệu chứng nhưng nghiêm trọng và khó điều trị hơn viêm kết mạc.

3. Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm kết mạc. Các nguyên nhân chính bao gồm dị ứng, nhiễm khuẩn, nhiễm virus và do vật lạ tác động. Có thể kể đến một số trường hợp cụ thể như:

  • Nhiễm khuẩn gây bệnh đường hô hấp như tụ cầu khuẩn Staphylococcus và liên cầu khuẩn Streptococcus.
  • Nhiễm virus, thường là virus gây cảm lạnh thông thường.
  • Dị ứng phấn hoa hoặc bụi, lông thú nuôi.
  • Hóa chất bắn vào mắt.
  • Trẻ mới sinh bị tắc tuyến lệ (tuyến tạo ra nước mắt).

Những yếu tố làm tăng nguy cơ bị viêm kết mạc bao gồm:

  • Tiếp xúc trực tiếp với nước mắt hoặc ngón tay, khăn tay của người bệnh.
  • Tiếp xúc với chất gây dị ứng.
  • Thường dùng kính áp tròng, đặc biệt là kính áp tròng một tuần (loại kính có thể đeo liên tục trong 7 ngày thay vì phải tháo bỏ trước khi ngủ).

4. Chẩn đoán và điều trị

4.1. Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

  • Các bác sĩ thường đưa ra được chẩn đoán sau khi quan sát các triệu chứng, khám lâm sàng mắt và hỏi một số thông tin để suy đoán nguyên nhân. Nếu không tìm được nguyên nhân gây viêm, bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm xét nghiệm mắt để loại trừ các bệnh lý khác cũng có những biểu hiện tương tự.

4.2. Những phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ)

  • Trường hợp bị viêm kết mạc do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh ở dạng dung dịch nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ tra mắt. Bạn có thể giảm cộm dưới mí mắt bằng cách chườm ấm. Những người bị đau mắt đỏ này thường cảm thấy đỡ hơn nhiều trong vòng 48 giờ sau điều trị và thường khỏi trong 1 tuần.
  • Trường hợp bị nhiễm virus, sử dụng thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Lúc đó, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt giúp tăng độ ẩm trong mắt kết hợp chườm ấm giảm sưng. Đau mắt đỏ do virus thường được cải thiện trong 1–2 tuần nhưng có thể kéo dài hơn.
  • Nếu bị viêm kết mạc dị ứng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhỏ mắt có hoạt chất kháng histamin để giảm viêm, phối hợp cùng thuốc trị nghẹt mũi nhằm giảm các triệu chứng dị ứng. Bạn có thể chườm mát ở mắt để giảm bớt cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Viêm kết mạc dị ứng có thể xuất hiện theo mùa.

5. Phòng ngừa

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh viêm kết mạc là giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt. Ngay cả khi đã bị đau mắt đỏ, việc thực hiện vệ sinh tốt cũng sẽ giúp bệnh mau khỏi cũng như không lây truyền cho người xung quanh. Hãy lưu ý đến những vấn đề sau:

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với bất cứ ai đang bị đau mắt đỏ hoặc chính bản thân bị.
  • Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.
  • Sử dụng khăn tắm, khăn lau mặt và các đồ dùng cá nhân riêng biệt với các thành viên khác trong gia đình.
  • Vứt mỹ phẩm dùng cho mắt đã cũ và không dùng chung mỹ phẩm mắt với những người khác.
  • Tránh tiếp xúc với những nguyên nhân gây ra dị ứng nếu có thể.
  • Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
  • Không chạm hay dụi mắt đang bị viêm.
  • Không đeo kính áp tròng cho đến khi điều trị kết thúc.

Ngoài ra, bạn cần có phương pháp vệ sinh mắt cẩn thận, nhất là những người thường xuyên sử dụng kính áp tròng hoặc phải trang điểm mắt. Khi đi bơi ở hồ bơi đông người, bạn nên rửa sạch mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý nhỏ mắt. Tránh dùng chung khăn mặt và mỹ phẩm hay cọ chung với người khác. Khi bị đỏ mắt hoặc chảy ghèn nhiều, bạn hãy đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị kịp thời.

Khi có bệnh lý nhãn khoa, muốn đặt lịch thăm khám và điều trị tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng, bệnh nhân liên hệ theo hotline 09.69.88.88.01 - 09.69.88.88.02 để được tư vấn.

Đăng ký dịch vụ khám
Quý khách vui lòng để lại thông tin đăng ký để được tư vấn tốt nhất
18/06/2024 139
Hiện nay, các bệnh lý về mắt ngày càng phổ biến, nếu không kịp thời khám và có phác đồ điều trị sớm, bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nặng nề cho đôi mắt. Nhiều bệnh lý nguy hiểm còn có thể khiến người bệnh đối diện với nguy cơ mù lòa vĩnh viễn.
Xem chi tiết
18/06/2024 83
Khi mắc các bệnh lý về giác mạc, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, nhìn mờ, đỏ mắt, chảy nước mắt… gây khó khăn và bất tiện trong công việc cũng như đời sống.
Xem chi tiết
18/06/2024 68
Chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ nhãn khoa có các thông số rõ ràng cũng như nhận định chính xác những bệnh lý về mắt của bệnh nhân.
Xem chi tiết
18/06/2024 81
Bệnh mắt hột là biểu hiện của viêm kết, giác mạc mạn tính, do Clamydia trachomatis gây ra với đặc điểm là hình thành những hột, những tổn thương sẹo đặc trưng ở mắt; bệnh có thể lây lan thành dịch.
Xem chi tiết
18/06/2024 85
Bệnh khô mắt là biểu hiện phổ biến của nhiều người hiện nay, đặc biệt là dân văn phòng thường xuyên phải ngồi trước màn hình máy tính. Khô mắt tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây nên triệu chứng mắt mệt mỏi, đỏ, rát giảm hiệu suất làm việc.
Xem chi tiết
Hải Phòng
Hà Nội
TP.Hồ Chí Minh
Hạ Long

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần Sáng: Từ 7h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h30 đến 18h 
Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật 7h00 đến 17h30

Copyright © 2017 Bệnh viện Mắt Việt Nga. Thiết kế website và SEO Google bởi Tất Thành