Tips chăm sóc đôi mắt cho bệnh nhân Glaucoma (Glôcôm)

Tips chăm sóc đôi mắt cho bệnh nhân Glaucoma (Glôcôm)

20/06/2024 - 10:12      39 lượt xem
Nội dung chính[ẩn][hiện]

Bệnh Glaucoma (Glôcôm) là một nhóm bệnh có đặc điểm chung là tổn hại thần kinh và mất thị trường. Đây là nguyên nhân gây mù lòa thứ 2 trên toàn thế giới. Đối với bệnh nhân mắc Glaucoma, khi được chăm sóc đúng cách, tình trạng thương tổn ở mắt sẽ được kiểm soát tốt hơn.

Glaucoma được ví như “kẻ đánh cắp thị lực thầm lặng” bởi bệnh có diễn tiến thầm lặng. Nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, các tổn thương đĩa thị và thị trường ngày càng nặng hơn dẫn đến mù lòa không có khả năng hồi phục. Nếu được phát hiện sớm và điều trị sớm, đúng phác đồ và theo dõi thường xuyên, bệnh nhân có thể tránh được nguy cơ mù lòa. 

Hình ảnh trong mắt của người bình thường và bệnh nhân Glôcôm - thị trường bị thu hẹp.

Mục đích điều trị bệnh Glaucoma là làm dừng hoặc chậm lại quá trình tiến triển của bệnh, duy trì chất lượng nhìn, chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh nhân Glaucoma có thể được chỉ định điều trị bằng nhiều giải pháp khác nhau như:

  • Điều trị bằng thuốc tra mắt, thuốc uống, truyền dịch để làm hạ nhãn áp
  • Điều trị laser: Laser mống mắt chu biên, Cắt mống mắt chu biên, tạo hình mống mắt bằng laser, đốt laser vùng bè, đốt laser vùng bè chọn lọc, laser quang đông thể mi.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bè, phẫu thuật lỗ rò, phẫu thuật cắt củng mạc sâu không xuyên thủng, phẫu thuật đặt van dẫn lưu tiền phòng.

Tuy nhiên, ngoài các phương pháp điều trị được bác sĩ nhãn khoa lên phác đồ điều trị, bệnh nhân và người thân cần phải tuân thủ đúng cách chăm sóc mắt tại nhà.

Lập kế hoạch giúp bệnh nhân dùng thuốc đúng chỉ định

Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng thuốc để bảo tồn thị lực rất quan trọng. Vì vậy bạn có thể quan tâm, giúp người thân dùng thuốc hiệu quả để hạn chế bệnh chuyển biến phức tạp theo chiều hướng xấu bằng cách:

  • Theo dõi, nhắc nhở người bệnh dùng thuốc đúng giờ: Để ghi nhớ, bạn có thể giúp họ đặt nhắc nhở hàng ngày trên điện thoại hay đồng hồ để tránh việc quên lãng, dùng thiếu liều.
  • Để ý việc dùng thuốc của người bệnh: Đảm bảo họ tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều dùng, cách sử dụng.
  • Kiểm tra thuốc: Bạn hãy giúp người bệnh ghi chú thời gian mở lọ thuốc, kiểm tra lại chai thuốc để đảm bảo dùng đúng thuốc cũng như thuốc còn đạt chất lượng. Đồng thời loại bỏ những lọ thuốc nhỏ mắt hết hạn sử dụng sau 15 ngày mở không dùng hết.
  • Hướng dẫn người bệnh nhỏ thuốc đúng cách: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng thuốc, duy trì tư thế ngồi ngửa đầu ra sau hoặc nằm, một tay cầm lọ thuốc, tay kia kéo nhẹ mí mắt xuống. Đảm bảo lọ thuốc phải có một khoảng cách nhất định, không được chạm mắt, nhỏ mỗi lần từ 1 - 2 giọt.
  • Bảo quản thuốc đúng cách: Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản tthốc để giúp người thân của bạn bảo quản thuốc thật tốt trong quá trình sử dụng. Có những loại thuốc cần bảo quản ở nhiệt độ tủ lạnh, có những loại chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời...

Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Các thực phẩm tốt cho mắt thường được chuyên gia khuyến cáo bệnh nhân sử dụng như: Các loại rau màu xanh đậm, củ quả mọng có màu đỏ hoặc màu cam, thịt đỏ, các loại cá béo... thường chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất tốt cho mắt. Bên cạnh đó, bệnh nhân Glaucoma cần hạn chế ăn các thực phẩm cay nóng, nhiều đường, nhiều tinh bột, đồ ăn chiên rán... và không được sử dụng chất kích thích rượu, bia, thuốc lá...

Sắp xếp gọn các vật dụng trong nhà

Glaucoma thường là bệnh tiến triển mạn tính, người bệnh phải sống chung cả đời và trị bệnh cũng có thể kéo dài suốt đời như vậy. Vì thế, người thân trong gia đình cần điều chỉnh, sắp xếp lại không gian sống cho phù hợp để người bệnh dễ dàng hơn trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày khi mắt kém không được tinh tường nữa.

Duy trì thói quen sinh hoạt tốt

Bạn có thể bên cạnh, giúp đỡ hoặc nhắc nhở người bệnh duy trì một số thói quen sinh hoạt tốt hàng ngày để giúp bảo tồn thị lực như:

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Dành 30 - 45 phút hàng ngày để tập thể dục cùng ngời bệnh với những động tác nhẹ nhàng hoặc đi bộ cùng họ. Thể dục đều đặn hàng ngày giúp máu lưu thông tốt hơn, người bệnh ổn định nhãn áp trong mắt.
  • Ngủ đủ giấc: Nhắc nhở người bệnh đi ngủ trước 11 giờ đêm, ngủ đủ giấc từ 6 - 8 tiếng/ngày để mắt được nghỉ ngơi, trao đổi chất, duy trì các hoạt động tốt nhất.
  • Hạn chế điều tiết mắt nhiều: Không để người bệnh tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử chứa ánh sáng xanh nguy hại như TV, máy tính, điện thoại... hay làm việc gì đó quá lâu khiến mắt phải điều tiết nhiều dễ gây mệt mỏi, ảnh hưởng đến bệnh.
  • Bảo vệ mắt: Chuẩn bị kính mắt cho người bệnh Glaucoma để đeo khi ra ngoài, hạn chế các tác nhân gây hại từ môi trường xâm nhập vào mắt gây thương tổn nặng nề hơn.

Theo sát lịch tái khám mắt của người bệnh

Việc tái khám định kỳ với người bệnh Glaucoma rất quan trọng, bạn cần theo sát lịch khám của người thân, nhắc nhở hoặc sắp xếp thời gian để đưa họ đi tái khám đúng theo lịch hẹn. Trong những lần khám này, bác sĩ chuyên nhãn khoa sẽ kiểm tra tình trạng tăng nhãn áp, diễn tiến của bệnh lý, điều chỉnh lại thuốc hoặc chỉ định sử dụng phương pháp khắc phục khác phù hợp hơn nên người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối.

Bệnh nhân muốn đặt lịch thăm khám và điều trị Glaucoma tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng, có thể liên hệ theo hotline 0225.222.8686 để được tư vấn. 

Xem thêm video: Hành trình tìm lại ánh sáng - thị lực 10/10 cho bệnh nhân 73 tuổi bị đục thủy tinh thể

18/12/2024 9
Là chuyên gia bậc cao trong lĩnh vực phẫu thuật đục thủy tinh thể, mới đây, ông đã được vinh danh vì những đóng góp của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe nhãn khoa, đem lại thị lực sắc nét cho người cao tuổi.
Xem chi tiết
05/12/2024 22
Là một trong những khách hàng gắn bó với Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga Hà Nội từ khi còn nhỏ, Quang Anh không phải đắn đo khi đưa ra quyết định lựa chọn bệnh viện là nơi “giải phóng” cặp kính cận gắn bó suốt gần 20 năm qua.
Xem chi tiết
25/11/2024 23
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại nhân thủy tinh thể. Tuy nhiên, thủy tinh thể đa tiêu với những ưu điểm vượt trội sẽ mang đến thị lực sáng rõ ở các khoảng nhìn giúp người bệnh không cần phải sử dụng kính gọng.
Xem chi tiết
21/11/2024 39
5 tiếng sau khi bước ra từ phòng phẫu thuật, Phạm Đức Anh đã sở hữu thị lực 10/10. Nam thanh niên khẳng định cuộc sống như “bước sang một trang mới” nhờ đôi mắt sáng.
Xem chi tiết
18/11/2024 29
Chào bác sĩ! Mẹ tôi hiện mắc đục thủy tinh thể một phần khiến bà có dấu hiệu nhìn mờ. Với tình trạng này, đã cần thiết phải tiến hành phẫu thuật chưa? Hay đợi đến khi bệnh tiến triển thành đục thủy tinh thể gần hoàn toàn mới nên mổ? Mong được tư vấn.
Xem chi tiết
13/11/2024 39
Cận thị lên đến 7 đi-ốp nên vào tháng 3/2023, Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy đã lựa chọn Mắt Việt – Nga để thực hiện xóa cận với mong muốn tháo kính, có một đôi mắt sáng khỏe và tự tin hơn khi trang điểm.
Xem chi tiết
12/11/2024 43
Người cao tuổi bị đục thủy tinh thể kèm loạn thị thường có cấu trúc giác mạc bất thường, gây ra tình trạng tiêu điểm hội tụ tại trước và sau võng mạc. Do đó ảnh hưởng đến thị lực ở cả khoảng cách gần và xa. Với những bệnh nhân gặp tình trạng này, thủy tinh thể nhân tạo Toric sẽ là lựa chọn phù hợp hơn cả.
Xem chi tiết
07/11/2024 41
Thấy mắt mờ, bác Trần Tử Hào đã đi mua thuốc về nhỏ. Thế nhưng dù nhỏ rất nhiều thuốc, thị lực vẫn không cải thiện. Đến khi thăm khám chuyên sâu, bác mới biết mình bị đục thủy tinh thể.
Xem chi tiết
06/11/2024 37
Chào bác sĩ! Con tôi học lớp 4, cháu bị cận 3 độ kèm loạn thị. Tôi được giới thiệu về kính áp tròng Ortho-K để con đeo vào ban đêm nhưng qua tìm hiểu không phải trẻ cận thị nào cũng có thể sử dụng. Tôi muốn hỏi với tình trạng của con như trên có thể đeo được kính Ortho-K không. Mong được tư vấn.
Xem chi tiết
04/11/2024 35
Lần đầu đến Mắt Việt – Nga thăm khám, thị lực của nghệ sĩ Thanh Thủy đạt 9/10. Tuy nhiên chỉ 6 tháng sau đó, đục thủy tinh thể đã khiến thị lực của nữ nghệ sĩ chỉ còn 4/10. 
Xem chi tiết
02/11/2024 33
Từ độ tuổi trung niên, việc ưu tiên chăm sóc cho đôi mắt phòng ngừa đục thủy tinh thể đến sớm là việc làm cần thiết.
Xem chi tiết
30/10/2024 36
Chào bác sĩ! Tôi mắc cận thị từ 10 năm nay. Với công việc của nhân viên văn phòng thì đeo kính gặp rất bất tiện, nhiều khi nhìn văn bản vẫn mờ nhòe. Tôi đi khám chuyên sâu để mổ cận nhưng được tư vấn thêm thủ thuật Crosslinking vì giác mạc yếu. Thủ thuật này là gì và đối tượng nào cần bổ sung? Mong được tư vấn.
Xem chi tiết
Hải Phòng
Hà Nội
TP.Hồ Chí Minh
Hạ Long

Thời gian làm việc tất cả các ngày trong tuần Sáng: Từ 7h00 đến 12h00 Chiều: Từ 13h30 đến 18h 
Ngày Lễ, Thứ 7, Chủ Nhật 7h00 đến 17h30

Copyright © 2017 Bệnh viện Mắt Việt Nga. Thiết kế website và SEO Google bởi Tất Thành