Đối với những trẻ em chưa đủ độ tuổi để phẫu thuật khúc xạ, Ortho-K là một trong những phương pháp điều trị cận thị hữu hiệu mà không gây khó khăn, bất tiện cho trẻ trong quá trình sử dụng.
Dự báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Viện Thị giác Brien Holden năm 2016 với nhóm quốc gia có tỷ lệ cận thị cao nhất trên toàn thế giới là Đông Á và Đông Nam Á cho thấy, 50% dân số thế giới sẽ cận thị vào năm 2050 và gần 1 tỉ người sẽ cận thị nặng.
Tại Mỹ, tỷ lệ cận thị hiện nay tăng gấp đôi so với những năm thập niên 70; còn tại Singapore dự báo cận thị sẽ đạt đến 80% dân số khi 18 tuổi. Đây đều là những con số cực kỳ đáng báo động, cho thấy tỷ lệ mắc cận thị đang tăng nhanh trên toàn thế giới, đặc biệt là khu vực Đông Á, Đông Nam Á.
Ở Việt Nam, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) đang ngày càng phổ biến trong thanh, thiếu niên, với tỷ lệ mắc khoảng 15 đến 20% ở học sinh nông thôn và 30 đến 40% ở thành phố. Tính riêng trong nhóm trẻ từ 6 - 15 tuổi thì 3 triệu trẻ mắc tật khúc xạ cần chỉnh kính, trong đó có tới 2/3 bị cận thị.
Trước con số đáng báo động như vậy nhưng thực tế, nhiều người chưa có cái nhìn đúng đắn về cận thị. Lâu dài, nếu người bệnh không có chế độ chăm sóc khoa học, không thăm khám, điều chỉnh kính định kỳ có thể dẫn đến những biến chứng như: nhược thị, bong rách võng mạc, lác mắt hoặc suy giảm thị lực vĩnh viễn dẫn đến mù lòa.
Khi trẻ chưa đủ tuổi phẫu thuật tật khúc xạ, các biện pháp nhằm kiểm soát độ cận cho con rất quan trọng. Hiện nay, phương pháp được nhiều người sử dụng là đeo kính Ortho-K. Trong hơn 20 năm, Ortho-K là một trong những phương pháp kiểm soát vấn đề cận thị hiệu quả nhất. Khi cận thị trở nên phổ biến hơn, hình thức điều chỉnh này sẽ trở nên quan trọng hơn đối với bệnh nhân ở tất cả các nơi trên thế giới.
Ortho-K là gì?
Ortho-K là việc sử dụng kính áp tròng cứng được thiết kế đặc biệt để định hình lại tạm thời giác mạc và cải thiện thị lực. Nó giống như việc chỉnh nha cho mắt của bạn và việc điều chỉnh thường được so sánh với đeo niềng răng. Hầu hết các kính Ortho-K được đeo vào ban đêm để định hình lại bề mặt trước của mắt trong khi bạn ngủ. Quá trình cải thiện thị lực có thể bị đảo ngược nhưng cũng có thể được duy trì nếu bạn tiếp tục đeo kính theo chỉ dẫn.
Ortho-K dành cho ai?
Ortho-K được sử dụng để điều chỉnh một số loại tật khúc xạ gồm viễn thị, loạn thị và chủ yếu là cận thị. Cận thị cũng có thể được điều chỉnh bằng kính gọng, kính áp tròng thông thường hoặc các loại phẫu thuật khúc xạ.
Ortho-K còn được khuyến nghị để kiểm soát cận thị cho trẻ em. Kiểm soát cận thị là quá trình sử dụng một số phương pháp để hạn chế sự gia tăng và phát triển độ cận thị ở trẻ em vượt qua một mức nhất định, thường là -5.00D (theo tổ chức Y tế thế giới WHO, cận thị từ -5.00 trở lên được xem là độ cận thị cao) với mục đích để hạn chế tỉ lệ các biến chứng gây nguy hiểm xảy ra với độ cận thị > -5.00 độ như bong võng mạc, thoái hoá hoàng điểm do cận thị,...
- Người bị cận thị (dưới 10 độ) không kèm hoặc kèm loạn thị từ 3 độ trở xuống
- Trẻ em dưới 18 tuổi chưa đủ độ tuổi để phẫu thuật
- Người chưa có tiền sử phẫu thuật cận thị hoặc các loại phẫu thuật mắt khác
- Người không có các bệnh lý về bề mặt nhãn cầu
- Có thời gian tái khám theo dõi.
Cơ chế hoạt động của kính Ortho-K
Giác mạc là một cấu trúc hình vòm trong suốt ở phía trước mắt, có chức năng giúp hội tụ ánh sáng vào võng mạc – vùng tiếp nhận ánh sáng ở phía sau mắt của bạn. Giác mạc chiếm khoảng 2/3 công suất hội tụ của mắt, đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giúp chúng ta nhìn rõ vật. Những kính Ortho-K hoạt động bằng cách làm thay đổi hình dạng giác mạc, dẫn đến thay đổi cách ánh sáng bị hội tụ khi đi vào mắt. Hầu hết các kính chỉnh hình này được đeo qua đêm khi ngủ, tháo ra vào ban ngày. Những kính này này là những kính cứng, thấm khí, đủ chắc chắn để định hình lại giác mạc và cho phép oxy đi qua để mắt bạn luôn khỏe mạnh.
Để lắp kính Ortho-K, các chuyên gia nhãn khoa sẽ chụp hình bản đồ và đo các thông số bề mặt giác mạc của bạn bằng cách sử dụng một dụng cụ gọi là giác mạc kế và sau đó thiết kế một kính riêng biệt cho mắt của bạn. Quá trình đo này không tiếp xúc và cũng không đau. Bản đồ địa hình giác mạc cho biết hình dạng và các thông số đường cong của giác mạc.
Khi tháo kính Ortho-K vào buổi sáng, giác mạc vẫn bị định hình trong một khoảng thời gian và tật khúc xạ của bạn được điều chỉnh mà không cần đeo kính. Nếu bạn ngừng sử dụng kính vào ban đêm, giác mạc của bạn sẽ trở lại hình dạng ban đầu và tật khúc xạ sẽ quay trở lại. Do đó, bạn phải liên tục sử dụng kính để đạt được hiệu quả.
Ưu và nhược điểm của Ortho-K là gì?
Khi sử dụng Ortho-K, đôi mắt sẽ nhận được những ưu điểm như:
- Tầm nhìn tốt mà không cần đeo kính gọng hoặc kính áp tròng vào ban ngày.
- Quá trình định hình giác mạc có thể đảo ngược được.
- Kính có thể được thay đổi tùy theo mỗi người.
- Quá trình đeo kính không tạo cảm giác đau.
- Có khả năng kiểm soát cận thị cho trẻ em.
- Tuân thủ quy trình tháo lắp, vệ sinh kính đồng nghĩa với rất ít nguy cơ biến chứng.
- Tuy nhiên loại kính này cũng tồn tại một số nhược điểm như:
- Bạn phải thường xuyên tái khám để đảm bảo sức khỏe mắt luôn tốt.
- Bạn phải duy trì việc đeo kính hoặc giác mạc sẽ tái trở lại hình dạng ban đầu, độ cận thị sẽ trở lại như cũ.
- Hiệu quả của kính khác nhau ở mỗi người.
- Bạn phải luôn tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên gia để đạt kết quả tốt nhất.
Hiện tại, phương pháp kiểm soát cận thị với kính Ortho-K cũng được triển khai tại Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt - Nga Hải Phòng. Rất nhiều bệnh nhân sau khi sử dụng loại kính áp tròng ban đêm đã có phản hồi tốt. Nếu quan tâm đến phương pháp điều trị cận thị không phẫu thuật, bạn có thể liên hệ theo số hotline 0225.222.8686 để được tư vấn.